Hướng dẫn cách hàn khung sắt tại nhà đúng kỹ thuật

Hướng dẫn cách hàn khung sắt tại nhà đúng kỹ thuật

Sắt là vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình và trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Vì vậy cần nắm vững cách hàn khung sắt sẽ giúp người thợ hàn an toàn lao động và tạo ra nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao, thẩm mỹ tốt. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây mời bạn cùng Cơ Khí Bảo Anh tham khảo hướng dẫn cách hàn khung sắt nhé.

Những lưu ý trước khi thực hiện hàn khung sắt

Khung sắt bị cong vênh khi hàn là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như làm việc trên khu vực không được bằng phẳng, kỹ thuật cắt không chính xác,… Do vậy, trước khi bắt đầu hàn khung cửa sắt, bạn bắt buộc cần phải nắm rõ được những lưu ý cũng như các bước chuẩn bị khung cửa sắt khi hàn.

1. Khu vực hàn khung sắt phải bằng phẳng

Yếu tố đầu tiên để khi làm khung cửa không bị cong vênh đó chính là bạn cần phải làm việc trên khu vực có bề mặt bằng phẳng, đảm bảo khu vực không bị cong vênh. Trong trường hợp, dùng mặt bàn hay sàn nhà làm việc bị nghiêng, khi hàn sẽ khiến cho các thanh cửa có thể bị cong, bị vẹo và gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khung cửa.

Nếu bạn không chắc chắn sàn nhà hay mặt bàn có bị nghiêng hay không? Bạn có thể dùng thước thủy (thước nivo) đo độ nghiêng để kiểm tra độ bằng phẳng của khu vực làm việc nhé.

2. Kỹ thuật cắt sắt chính xác

Trước đó, bạn cần thực hiện lên bản vẽ khung cửa sắt, xác định được chiều rộng, chiều dài của cửa. Đồng thời, bạn cũng cần xác định được chính xác độ vát của thành sắt để làm góc cửa.

Trong quá trình cắt sắt cần đảm bảo cách đúng kỹ thuật, khi ghép hai cạnh chiều rộng và chiều dài cần được khép kín. Nếu khi bạn ghép hai cạnh xuất hiện mặt trên hay mặt dưới bị hở thì khung cửa có thể bị cong vênh. Do vậy, bạn cần đảm bảo chính xác các cạnh được cắt chuẩn theo kích thước.

Hướng dẫn cách hàn khung sắt tại nhà đúng kỹ thuật

Bạn cần chọn vị trí hàn khung sắt và nắm rõ kỹ thuật hàn sắt

Xem thêm: Bạn có thể xem thêm nhiệt độ nóng chảy của sắt để biết thêm thông tin về 

Nguyên nhân khiến hàn khung sắt bị cong vênh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho việc hàn cửa xuất hiện sự cong vênh vẹo. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo các nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến việc hàn khung sắt bị cong vênh.

  • Việc đo đạc kích thước các cạnh chiều rộng, chiều dài không chính xác.
  • Hàn cửa sắt trên những khu vực bị mấp mô và không bằng phẳng.
  • Cách hàn khung sắt không chính xác, hàn sắt bị lỗi làm lệch các thanh cửa.
  • Khi sắt chịu tác động của nhiệt độ từ máy hàn sẽ khiến sắt bị co rút hay nóng chảy làm sai lệch về kích thước gây cong vênh.

Từ những nguyên nhân chính nêu trên đây, bạn sẽ cần tham khảo các cách hàn khung sắt không bị cong vênh. Từ đó, bạn có thể tự hàn được khung sắt cũng như giúp nâng cao tay nghề của mình.

Hướng dẫn cách hàn khung sắt không bị cong vênh, vặn

Sau khi chuẩn bị đầy đủ vật liệu chính là các thanh cửa, bạn có thể bắt đầu tiến hành hàn khung cửa sắt. Cách hàn khung cửa sắt không bị cong vênh được chia sẻ sẽ chủ yếu hướng dẫn bạn cách hàn khung sắt. Khung cửa sắt là một điều quan trọng để cửa khi hoàn thành sẽ không gặp tình trạng cong vênh.

1. Chuẩn bị vật liệu dụng cụ

Dụng cụ đầy đủ sẽ giúp cho quá trình hàn khung sắt diễn ra một cách thuận lợi. Các dụng cụ có thể kể đến như:

  • Các thanh sắt đã được cắt sẵn theo kích thước yêu cầu
  • Que hàn, máy hàn
  • Dụng cụ như thước thủy nivo, thước cuộn,…
  • Giấy nhám hay máy chà nhám ( nếu có )

2. Lắp ráp những khung cửa sắt

Trước khi tiến hành hàn sắt, bạn sẽ cần phải lắp ráp những cạnh của khung cửa trên một mặt phẳng. Lưu ý, bạn có thể dùng thước nivo và đặt trên những cạnh của cửa để đảm bảo các cạnh đang cân bằng và song song với nhau.

Trong trường hợp bạn không có thước thủy nivo, bạn có thể dùng phương pháp thủ công. Bạn sẽ dựng hai cạnh đối diện của cửa sắt lên và nhắm sao cho chúng trên cùng một đường thẳng.

Tiếp đó, bạn cần kiểm tra khoảng cách giữa những cạnh của hai phía trên và dưới của cửa cần phải bằng nhau. Đồng thời, kiểm tra hai đường chéo trong khung cửa cũng cần phải có độ dài trùng nhau để đảm bảo kích thước của khung cửa là chính xác.

Hướng dẫn cách hàn khung sắt tại nhà đúng kỹ thuật

Bạn cần lắp ráp những khung sắt sao cho nằm trên cùng mặt phẳng

3. Tiến hành hàn chấm trên các mộng của cửa sắt

Sau khi lắp ráp thành khung cửa, bạn nên dùng vật cố định để tránh khung cửa có thể bị xê dịch trong quá trình hàn. Đối với khung cửa sắt nhỏ, bạn có thể dùng một thanh sắt nặng chèn lên để tránh dịch chuyển.

Sau đó, bạn dùng máy hàn để tiến hành hàn chấm mộng lên các góc cạnh của khung sắt. Bạn nên chấm cả hai phía góc trong và góc ngoài trên cả hai mặt trên, dưới. Đối với hàn kim loại sắt, bạn có thể dùng máy hàn que rất thích hợp để hàn sắt.

4. Tiến hành hàn khung sắt

Sau khi hoàn thành chấm các điểm cố định trên khung cửa sắt, bạn cần kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo khung cửa vẫn đang ở trên cùng một mặt phẳng. Bạn cũng có thể dùng cách dựng khung cửa lên, nhìn từ trên cao kiểm tra lại các cạnh đều trùng nhau, không vặn hay vênh ra ngoài.

Sau đó, bạn thực hiện các thao tác hàn lên các góc của cửa sắt để tạo thành một khung cửa hoàn chỉnh. Sau đó, bạn tiếp tục hàn những thanh sắt để tạo thành kiểu dáng cửa đúng theo bản vẽ trước đó.

Hướng dẫn cách hàn khung sắt tại nhà đúng kỹ thuật

Tiếp theo đó bạn sẽ hàn sao cho tạo thành một khung sắt hoàn chỉnh

5. Quy trình chà nhám khung sắt và hoàn thành

Sau khi tạo thành khung cửa, thông qua cách hàn khung sắt không bị cong vênh. Bạn sẽ cần dùng đến giấy chà nhám hay máy chà nhám để chà mịn trên lên bề mặt mối hàn, không để mối hàn bị gồ ghề rất mất thẩm mỹ.

Tiếp đó, bạn dùng bả Matit ATM để phủ lên mối hàn. Đây là loại bột chuyên dụng sử dụng cho kim loại nhằm chống nước, bụi nó có thể xâm nhập vào mối hàn. Quá đó, chống oxy hóa, chống gỉ cho mối hàn.

Cuối cùng, bạn cần làm sạch khung sắt và thực hiện sơn hai lớp lên cửa để bảo vệ cửa khỏi bị oxi hóa. Nhờ vậy, khung cửa sắt luôn có được độ bền và không bị ăn mòn.

Xem thêm: Bạn có thể tham khảo cách hàn sắt dày bằng máy hàn que

Lưu ý khi đang thực hiện cách hàn khung sắt

Khi thực hiện hàn khung sắt người thợ hàn cần chú ý những điều sau:

  • Cài đặt dòng điện cho máy hàn: Để hàn khung sắt đạt hiệu quả cao nhất thì bạn cần thiết lập dòng điện một chiều thuận hoặc nghịch hoặc dòng điện xoay chiều theo loại điện cực sử dụng. Bạn cần thiết lập chuẩn xác trước khi hàn khung sắt.
  • Linh hoạt điều chỉnh độ dài của hồ quang: Khi hàn sắt thì bạn cần điều chỉnh độ dài hồ quang hàn và không nên vượt quá đường kính hàn khung. Tuy nhiên, nếu độ dài của hồ quang quá ngắn có thể sẽ gây hồ quang không ổn định, làm tắt hồ quang và khiến vũng hàn đông cứng nhanh hơn từ đó tạo vảy hàn cao hơn.
  • Điều chỉnh góc que hàn: Khi hàn bề mặt khung sắt thì góc que hàn nên để từ 5 đến 15 độ theo hướng chuyển động; hàn ở vị trí đứng nên để góc que hàn đặt từ 0 đến 15 độ ngược chiều với que hàn.
  • Chú ý thao tác que hàn phải đúng cách: Người thợ hàn cần phải chuyển động dọc theo trục của mối hàn và cần điều chỉnh thích hợp với độ dài hồ quang để áp dụng kỹ thuật đạt hiệu quả nhất.

Hướng dẫn cách hàn khung sắt tại nhà đúng kỹ thuật

Bạn cần lưu ý những điều nêu trên khi hàn khung sắt

Lời kết

Nhìn chung, khi hàn khung sắt và cửa sắt thì bạn chỉ cần nắm rõ cách hàn khung sắt theo 5 bước cơ bản và các lưu ý quan trọng phía trên thì mối hàn sẽ không bị cong vênh hay co rút nữa. Mong rằng những thông tin mà Cơ Khí Bảo Anh chia sẻ trên đây sẽ giúp cho công việc hàn kim loại sắt của bạn cực chuẩn và đúng kỹ thuật để đem lại sản phẩm đẹp hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook (24/7)
Zalo (24/7)
0928023333 (24/7)