Nhiệt độ nóng chảy của sắt là bao nhiêu? Ứng dụng của sắt nung nóng

Nhiệt độ nóng chảy của sắt là bao nhiêu? Ứng dụng của sắt nung nóng

Sắt được biết đến là một trong những kim loại phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất trong cuộc sống hiện nay. Vậy kim loại sắt có cấu tạo như thế nào? Nhiệt độ nóng chảy của sắt lên đến bao nhiêu? Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Cơ Khí Bảo Anh tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay.

Thế nào là nhiệt độ nóng chảy?

Nhiệt độ nóng chảy thường được gọi là điểm nóng chảy / nhiệt độ hóa lỏng của một kim loại hoặc chất rắn. Tại mức nhiệt độ này sẽ được diễn ra quá trình nóng chảy của một chất mà lúc này chất rắn đó sẽ chuyển sang trạng thái lỏng. Ngược lại, nếu quá trình chuyển kim loại từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn thì sẽ gọi là nhiệt độ đông đặc hoặc còn gọi là điểm đông đặc.

Sắt là gì?

Trong bảng tuần hoàn nguyên tố, sắt là tên của một nguyên tố hoá học có ký hiệu là Fe và nó có số hiệu nguyên tử bằng 26, thuộc nhóm VIIIB chu kỳ 4 và Fe được phân vào nhóm kim loại chuyển tiếp.

Trên Trái Đất, Fe được xem là nguyên tố tồn tại nhiều trên Trái Đất, cấu thành lớp vỏ ngoài và bên trong của lõi Trái Đất. Sắt tồn tại trong một loạt các trạng thái oxi hoá là -2 tới +7, mặc dù +2 và +3 là phổ biến nhất ở nguyên tố này.

Ở trạng thái nguyên tố, sắt tồn tại trong những thiên thạch và môi trường oxy hoá thấp nhưng nó phản ứng với oxi và nước. Trên bề mặt Fe mới tạo ra sẽ xuất hiện màu xám bạc bóng láng, nhưng chúng oxi hóa trong không khí bình thường để tạo ra các oxit sắt ngậm nước và có tên gọi là rỉ sét. Các oxit sắt sẽ chiếm thể tích lớn hơn kim loại và do đó chúng bị bong ra, làm lộ ra các bề mặt sắt mới để tiếp tục ăn mòn.

Từ thời cổ đại, kim loại sắt đã được con người sử dụng. Trong Tiếng Việt, từ sắt là một từ của Hán Việt cổ, nó được bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Hán thượng cổ.

Trong sản xuất, sắt được dùng trong sản xuất gang, thép và đây là những hợp kim, là sự hoà tan của các kim loại.

Nhiệt độ nóng chảy của sắt là bao nhiêu? Ứng dụng của sắt nung nóng

Sắt là một nguyên tố kim loại tồn tại nhiều trên Trái Đất

⏩Xem thêm: Top 10 đơn vị thợ hàn sắt Hà Nội bạn có thể tham khảo.

Thế nào là nhiệt độ nóng chảy của sắt?

Theo định nghĩa về nhiệt độ nóng chảy của sắt thì nhiệt độ nóng chảy của kim loại sắt là nhiệt độ mà khi đạt đến ngưỡng đó thì quá trình nóng chảy kim loại sắt xảy ra, chúng bắt đầu hoá lỏng, nghĩa là kim loại sắt sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

Nhiệt độ nóng chảy của sắt là bao nhiêu?

Đối với sắt tinh khiết, khi ở nhiệt độ 1538 độ C (tương đương với 2800 độ F) thì kim loại sắt bắt đầu nóng chảy và ở nhiệt độ đạt ngưỡng đến 2862 độ C (tương ứng với 5182 độ F) thì nó sẽ sôi.

Đối với những hợp kim hoặc có pha thêm tạp chất thì tùy theo từng tỷ lệ và thành phần tạp chất mà nhiệt độ nóng chảy kim loại sẽ khác nhau.

Ứng dụng của kim loại Sắt sau khi được nung nóng

Sắt là kim loại có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Nó là nguyên liệu chính để sản xuất các vật liệu xây dựng thép, gang,… Đối với cơ thể, kim loại sắt tham gia vào cấu tạo hemoglobin, vận chuyển oxi trong máu.

Fe nóng chảy có vai trò rất quan trọng đối với ngành luyện kim. Dựa vào nhiệt độ nóng chảy của nó mà các nhà sản xuất sẽ tính toán ra được nhiệt lượng cần nung nóng để khiến cho kim loại này tan chảy. Dựa vào đặc tính nóng chảy của kim loại sắt mà người ta có thể đúc ra được nhiều bộ phận cần thiết cho máy với nhiều kích thước khác nhau.

Trong quá trình nung nóng để tạo ra gang, thường sẽ được phối hợp sắt nóng chảy với cacbon (1,7%) và đá lửa. Gang sẽ có đặc tính cứng bền, giá thành phù hợp và đáp ứng được rất nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

Sắt nóng chảy sẽ kết hợp với crom sẽ tạo ra inox có đặc tính chống ăn mòn rất cao, sử dụng trong nhiều môi trường khắc nghiệt và có tuổi thọ cao. Inox có rất nhiều ứng dụng quan trọng đối với đời sống như dùng để sản xuất những dụng cụ làm bếp, tủ hay giá phơi quần áo,…

Nhiệt độ nóng chảy của sắt là bao nhiêu? Ứng dụng của sắt nung nóng

Sắt nung nóng có tính ứng dụng rất cao đặc biệt là trong ngành luyện kim

Nhiệt độ nóng chảy của những kim loại khác là bao nhiêu?

Để biết thêm về nhiệt độ nóng chảy của vàng, bạc, chì, nhôm, đồng là bao nhiêu. Mời bạn tham khảo thông tin sau:

  • Vàng: Nhiệt độ nóng chảy của kim loại vàng sẽ là 1064 độ C. Kim loại quý này có giá trị cao và có tính mềm, dẻo và cũng dễ gia công hay thiết kế.
  • Bạc: Nhiệt độ nóng chảy của kim loại bạc là 961.8 độ C. Kim loại này có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, có giá trị cao nhưng sẽ kém hơn vàng.
  • Chì: có nhiệt độ nóng chảy trong khoảng 327.5 °C. Chì được ứng dụng khá nhiều vì chúng dễ gia công cắt, dát mỏng, uốn,… Tuy nhiên, đây là một kim loại độc hại, khi sử dụng cần tuân thủ theo tỉ lệ cho phép. Nếu sử dụng liều lượng vượt quá ngưỡng an toàn, chúng có thể gây tổn thương đến cơ thể của con người, đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
  • Nhôm: kim loại có nhiệt độ nóng chảy là 660.3 °C. Đây là kim loại mềm và có trọng lượng khá nhẹ, chống ăn mòn nhẹ và dễ gia công. Vì thế, nhôm là một trong những kim loại được ứng dụng khá nhiều từ những vật dụng nhỏ cho tới những công trình hay sản phẩm lớn hơn (máy bay, xe cộ…).
  • Đồng: có nhiệt độ nóng chảy khá cao lên đến 1084,62 °C, thường được ứng dụng trong các trường hợp làm vật dẫn điện hay trong xây dựng …

Nhiệt độ nóng chảy của sắt là bao nhiêu? Ứng dụng của sắt nung nóng

Tham khảo nhiệt độ nóng chảy của những kim loại khác

Lời kết

Phía trên là toàn bộ những thông tin tổng hợp về kim loại sắt cũng như là nhiệt độ nóng chảy của sắt. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kim loại này từ đó ứng dụng vào trong cuộc sống hàng ngày.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook (24/7)
Zalo (24/7)
0928023333 (24/7)