Cách tính mét vuông cửa thoáng nghe có thể thấy khá đơn giản, nhưng thực tế không phải ai cũng có thể tính toán chuẩn xác được điều này. Biết cách tính toán diện tích cửa chính xác sẽ khiến cho cửa nhà được an toàn và thẩm mỹ. Ở bài viết ngày hôm nay mời bạn cùng Cơ khí Bảo Anh đi tìm hiểu về cách tính mét vuông cửa thế nào để kết quả đo được chính xác nhất.
Tại sao lại cần biết cách tính mét vuông cửa?
Khi bạn biết cách tính mét vuông cửa, thì sẽ vô cùng dễ dàng và chủ động hơn trong quá trình hướng dẫn và bắt đầu thi công công trình. Từ bản thiết kế, gia chủ có thể nắm rõ việc sử dụng hợp lý các chi tiết và tùy chỉnh kích thước của ô cửa, sao cho phù hợp với sở thích của gia đình mình cũng như tổng thể chung của căn nhà.
Bên cạnh đó, theo quan niệm về phong thủy thì cánh cửa nó không chỉ là lối vào, ra thường ngày của những thành viên trong gia đình mà còn là khu vực để đón nhận vượng khí tốt lành tràn vào căn nhà. Mang đến sự thành công, hanh thông cho mọi mặt trong cuộc sống như gia đạo, công danh, sự nghiệp và tình duyên,…
Hướng dẫn cách tính mét vuông cửa chuẩn xác 100%
Nếu bạn là người quan tâm về phong thủy thì chắc chắn phải biết cách để tính mét vuông cửa chính xác. Dưới đây là các công thức giúp bạn có thể tính toán chính xác mét vuông cửa, từ đó có thể đem đến tài lộc vào nhà.
1. Công thức chung cách tính mét vuông cửa
Công thức chung của cách tính mét vuông cửa sổ rất đơn giản, bạn chỉ cần biết hai thông số đơn giản đó là chiều dài và chiều rộng của vị trí cần lắp cửa và nhân chúng lại với nhau. Ví dụ như vị trí cần lắp cửa có chiều dài là 2m, chiều rộng cửa là 4m thì diện tích cần tính là ” 2×4 = 8 ” mét vuông.
2. Công thức tính mét vuông cửa nhôm Xingfa
Đối với cửa nhôm Xingfa chúng mình sẽ có công thức tính mét vuông cửa nhôm kính tương tự như công thức chung:
- Cách tính m2 cửa nhôm = chiều rộng x chiều dài
- Còn báo giá sẽ có cách tính tiền cửa nhôm kính = giá thành x diện tích cửa + đơn giá phụ kiện.
Giá thành của phụ kiện sẽ tùy thuộc vào từng loại kính mà bạn lựa chọn và sẽ dao động theo từng loại cửa. Ví dụ bộ cửa có lõi thép và phụ kiện cao cấp và kính có độ dày 6mm, chiều rộng 1m, chiều cao 1,5m, thì giá tiền lắp đặt = (1.5 x 1) x 1.700.000 + 600.000 = 3.150.000 VNĐ.
3. Cách tính mét vuông cửa kính cường lực
Cách tính mét vuông cửa kính cường lực cũng bằng chiều rộng X chiều dài. Cửa kính cường lực thường sẽ vuông vắn, không nhiều chi tiết rườm rà nên đo đạc, tính toán cũng vô cùng đơn giản. Giá mỗi m2 kính cường lực sẽ dao động khoảng 400.000 VNĐ tùy theo từng loại kính.
Trên đây là các cách tính mét vuông cửa, bạn có thể áp dụng công thức chung này để biết cách tính m2 cửa sắt, cách tính mét vuông cửa gỗ hoặc cách tính khuôn bao cửa gỗ, tuy đơn giản nhưng độ chính xác lại rất cao.
⏩ Có thể bạn quan tâm: Kích thước cửa chính chuẩn phong thủy cho lối đi 2024
Điều cần lưu ý đến khi tính mét vuông cửa
Dưới đây là 3 lưu ý quan trọng trong cách tính mét vuông cửa dành cho bạn, bao gồm có:
- Cần đo đạc chi tiết, chuẩn xác: Vì nếu lệch dù chỉ 1mm thôi cũng sẽ gây ra rất nhiều vấn đề phát sinh gây tổn hao về thời gian lẫn chi phí để sửa chữa sự cố đó.
- Kiểm tra tính hợp lý: Bạn cần phải xem xét đến diện tích cửa và tính toán mức độ phù hợp với từng không gian hay không. Trường hợp cửa quá lớn hay quá nhỏ có thể gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và việc sử dụng.
- Tính toán các chi phí khác: Bên cạnh việc xác định cách tính mét vuông cửa đi thì bạn cần tính toán các chi phí liên quan đến ví dụ như vật liệu cấu thành, sơn chống mọt- mối (đối với trường hợp cửa gỗ),…
Kích thước mét vuông cửa chuẩn phong thủy là như thế nào?
Phong thủy là một yếu tố được rất nhiều người quan tâm đến khi lắp đặt cửa, phong thủy tốt sẽ giúp quý gia chủ có nhiều sức khỏe, làm ăn phát đạt và tài lộc dồi dào. Vậy nên người ta thường sẽ tính toán kích thước chính xác của từng loại cửa để mang đến phong thủy tốt nhất cho gia chủ.
1. Kích thước cửa 1 cánh
Cửa 1 cánh là loại cửa phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, thường được các gia đình lắp đặt ở phòng bếp, phòng ngủ, phòng tắm,…Kích thước cửa chính 1 cánh này thường sẽ rơi vào 81cm x 212cm. Khoảng xê dịch cho phép của chiều rộng là khoảng từ 80.5cm – 81.8cm, còn của chiều dài hay chiều cao là 210.8cm đến 214.2cm.
2. Kích thước cửa 2 cánh
Với cửa 2 cánh, khuôn cửa thường có độ dày vào khoảng từ 4.5cm, chiều cao 216.5cm, còn chiều rộng có thể biến đổi tùy theo từng vị trí lắp, thường sẽ rơi vào 118, 138, 162 và 185cm. Còn với những kích thước cửa chính 2 cánh có độ dày từ 6cm thì chiều dài và chiều rộng sẽ lớn hơn, chiều dài 218cm, chiều rộng biến đổi từ 121 – 138 – 165 – 188cm.
3. Kích thước cửa 4 cánh
Thường thì những căn nhà có mặt tiền rộng sẽ lựa chọn lắp đặt cửa 4 cánh đều nhau để tạo nên không gian mở, thoáng đãng cho căn nhà. Để hợp với phong thủy người ta thường chọn khuôn cửa có độ dày 4,5cm hay 6cm. Với khuôn cửa dày 4.5cm, chiều cao cả khung bao thường rơi vào khoảng 216.5cm, còn chiều rộng thông dụng thường sẽ là 245, 264, 271, 291, 350, 369.
Còn với khuôn dày 6cm thì chiều cao được tính là 218cm, chiều rộng phổ biến sẽ là 248, 267, 274, 292, 353, 372cm. Những con số này đã được những chuyên gia phong thủy tính toán sao cho đem đến phong thủy tốt cho gia chủ, chọn được kích thước cửa chính 4 cánh hợp tuổi, hợp phong thủy sẽ giúp cho gia đình bạn làm ăn phát đạt hơn nhiều.
4. Kích thước cửa 6 cánh
Cửa 6 cánh thường ít phổ biến hơn các loại cửa trên, vì nó chỉ dùng cho những căn nhà rất rộng, có thể nhìn ra sân vườn. Có 3 loại kích thước phổ biến để chuẩn phong thủy của cửa 6 cánh này. Đầu tiên chiều cao x chiều rộng là 212 x 390cm, chiều rộng từ tường đến tường sẽ là 399cm, còn từ sàn đến lanh tô sẽ là 216,5 cm.
Kích thước thứ 2 gia chủ có thể tham khảo là 411 x 212cm, với bề rộng giữa 2 tường sẽ là 456cm, còn từ sàn đến lanh tô sẽ là 216.5cm. Cuối cùng bạn có thể lựa chọn được chiều cao x chiều rộng là 212 x 447cm với kích thước giữa hai tường chính là 456cm còn từ sàn đến lanh tô sẽ là 216.5cm.
Đó chính là các kích thước mà bạn có thể lựa chọn cho cửa 6 cánh, tuy sẽ có những sai số nhưng những sai số đó chỉ được nằm trong khoảng xê dịch cho phép thì mới có thể đem lại phong thủy tốt.
4 Chất liệu làm cửa được dùng phổ biến hiện nay
Trong bài viết này, ngoài việc chia sẻ cho gia chủ cách tính mét vuông cửa thì ở nội dung tiếp theo, Cơ khí Bảo Anh sẽ giới thiệu thêm cho bạn 4 chất liệu làm cửa đi được được ưa chuộng nhất hiện nay, mà gia chủ có thể tham khảo:
1. Cửa gỗ tự nhiên
Gỗ là một chất liệu truyền thống và sử dụng phổ biến để làm cửa. Nó mang lại sự ấm áp, thẩm mỹ và đặc biệt là cảm giác tự nhiên. Cửa gỗ có thể được làm từ nhiều loại cây khác nhau như gỗ sồi, gỗ cẩm lai, gỗ thông và nhiều loại gỗ cứng khác. Ưu điểm của việc sử dụng vật liệu gỗ để làm cửa chính là:
- Độ bền cao: Gỗ có khả năng chống chịu tốt, mài mòn tốt và va đập tốt nên có thời gian sử dụng rất cùng lâu (có thể lên đến 15 đến 20 năm).
- Mang đến vẻ đẹp vô cùng sang trọng: Vân gỗ và màu sắc tự nhiên sẽ tạo nên vẻ đẹp sang trọng, ấm cúng và thường sẽ mang đến cảm giác rất gần gũi với thiên nhiên.
- Thể hiện đẳng cấp: Cửa bằng gỗ thường mang đến một cảm giác vô cùng tinh tế và quý phái, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế từ cổ điển cho đến hiện đại.
- Tạo hình dễ dàng: Gỗ là một loại chất liệu dễ dàng để tạo hình theo ý muốn. Cho phép tạo ra những thiết kế độc đáo và phù hợp với từng không gian cụ thể.
2. Cửa gỗ nhân tạo
Sử dụng cửa gỗ nhân tạo đem đến nhiều lợi ích và nhiều ưu điểm khác nhau mà bạn có thể cân nhắc khi lựa chọn loại vật liệu gỗ nhân tạo này, bao gồm có:
- Tính bền bỉ: Cửa gỗ nhân tạo thường có độ bền rất cao và khả năng chống chịu tốt trước những tác động của môi trường và thời tiết.
- Dễ dàng bảo trì: Cửa gỗ nhân tạo sẽ không yêu cầu nhiều về việc bảo dưỡng và sửa chữa. Vì thế sẽ giúp giảm bớt công sức và chi phí, chỉ cần bảo trì định kỳ (khoảng 6 tháng/lần).
- Không bị mối mọt hoặc ẩm mốc: Chất liệu của cửa gỗ nhân tạo sẽ hạn chế được tối đa việc bị mối mọt hay ẩm mốc tấn công. Giúp bảo vệ sức khỏe và giúp gia tăng tuổi thọ của cửa.
- Không cần sơn mới thường xuyên: So với gỗ tự nhiên, cửa gỗ nhân tạo không cần phải sơn mới hằng tháng để duy trì vẻ đẹp bên ngoài và sự bền bỉ.
- Giá thành hợp lý: Cửa gỗ nhân tạo thường sẽ có giá thành tốt hơn so với cửa gỗ tự nhiên. Nên vật liệu này cũng được rất nhiều người cân nhắc khi thiết kế và tiến hành xây dựng cho cửa ra vào, cửa sổ của căn nhà mình.
3. Cửa sắt
Vật liệu sắt có tính rất vững chắc, cứng cáp và và vô cùng bền bỉ. Khi sử dụng vật liệu này để làm cửa sổ hoặc cửa cổng sẽ đem lại mức độ an toàn, độ tin cậy cao trong quá trình sử dụng. Những mặt tốt của cửa sắt có thể kể đến đó chính là:
- Chống trộm tốt: Cửa sắt thường được ứng dụng để tạo ra lớp vật lý bảo vệ và ngăn chặn việc xâm nhập trái phép và bảo vệ tài sản của quý gia chủ.
- Mang đến vẻ đẹp cổ điển: Cửa sắt thường sẽ có kiểu dáng thanh lịch và nét đặc trưng. Được ứng dụng trong các kiểu kiến trúc cổ điển, tạo nên sự phù hợp và sự thống nhất với phong cách tổng thể của căn nhà.
- Khả năng chịu được môi trường tự nhiên khắc nghiệt: Sắt có khả năng chống chịu tốt môi trường khắc nghiệt như thời tiết nắng mưa, ẩm ướt và gió.
⏩ Xem thêm: TOP 10 đơn vị thợ hàn sắt Hà Nội chuyên nghiệp và uy tín.
4. Cửa kính
Cửa kính thường được sử dụng kết hợp với các chất liệu khác ví dụ như nhôm hay gỗ. Dưới đây sẽ là 5 ưu điểm khi bạn đưa ra quyết định dùng kính để làm chất liệu xây cửa:
- Ánh sáng tự nhiên: Cửa kính cho phép ánh sáng tự nhiên từ thiên nhiên thông qua, làm cho không gian bên trong căn nhà trở nên sáng sủa và gần gũi với thiên nhiên hơn.
- Đem đến tầm nhìn tốt: Chất liệu cửa kính cho phép tầm nhìn được rõ ràng hơn. Tạo nên sự liên kết giữa không gian bên ngoài và bên trong, tạo cảm giác được thoải mái và sự thông thoáng.
- Tinh tế và hiện đại: Cửa kính thường sẽ mang đến vẻ đẹp hiện đại, thanh lịch làm tăng tính thẩm mỹ cho khuôn viên căn nhà.
- Tiết kiệm năng lượng: Với chất liệu bằng kính giúp cách nhiệt tốt, giữ cho không gian bên trong nhà ấm áp trong mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Buổi sáng có thể dùng ánh sáng tự nhiên thay vì buộc phải bật đèn, giúp bạn tiết kiệm năng lượng điện.
- Dễ dàng vệ sinh: Kính thường rất dễ dàng vệ sinh hơn so với các chất liệu khác. Chỉ cần dung dịch vệ sinh chuyên dụng và một miếng giẻ sạch thì đã có thể lau chùi vệ sinh sạch sẽ.
- Tính linh hoạt trong thiết kế: Kính có tính linh hoạt khá cao trong việc tạo hình và thiết kế. Cho phép nghệ nhân tạo nên những mẫu mã đa dạng và độc đáo.
Lời kết
Như vậy, qua bài viết trên hy vọng bạn sẽ biết cách tính mét vuông cửa và lựa chọn được kích thước cửa phù hợp với phong thủy. Đồng thời chúng tôi cũng gợi ý các loại vật liệu thông dụng nhất hiện nay để bạn chọn vật liệu thiết kế cửa.